Môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn và
một báo cáo gần đây của hãng tư vấn quản lý McKinsey do Huyett và Viguerie thực
hiện năm 2005 cho biết: số lượng các công ty đánh mất vị trí dẫn đầu đã tăng gấp
đôi chỉ trong vòng 20 năm tính từ giữa thập niên 90. Công nghệ mới đang lật đổ những
“cây đại thụ” trong ngành công nghiệp và những thay đổi trong hệ thống địa
chính trị thế giới kéo theo làn sóng toàn cầu hóa mạnh mẽ chưa từng có. Khuynh
hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.
Sự kết hợp của công nghệ mới, sự hội nhập của các nền kinh tế có chi phí sản xuất thấp vào hệ thống cung cầu thế giới, khuynh hướng tự do hóa và tư hữu hóa cùng sự khai thác cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc… đã tác động đến tốc độ đổi mới và tái cấu trúc các ngành công nghiệp chủ yếu. Các công ty có vẻ như đang ở thế thượng phong dễ bị tổn thương hơn cả, nhất là khi hiệu quả hoạt động của họ có dấu hiệu giảm sút. Sự xuống dốc âm thầm nhưng không thể cưỡng lại của ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ trong hơn 30 năm trước sức ép của các hãng xe châu Âu và Nhật Bản có vẻ còn dễ chịu hơn những gì mà các ngành công nghiệp khác đang đối mặt. Tại sao vậy? Lấy ví dụ về chi phí nhân công. Cách đây 25 năm, một phần ba dân số thế giới sống tại Ấn Độ và Trung Quốc ít nhiều nằm ngoài tầm ảnh hưởng kinh tế của các nước phát triển. Đến năm 2005, những thành tựu đạt được trong lĩnh vực giáo dục, thông tin liên lạc, công nghệ thông tin, cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn tại các nước này đã giúp một số lượng nhân công khổng lồ có cơ hội tiếp cận với nhiều loại hình công việc, từ lao động chân tay đến lao động trí óc. Ở cả hai bờ Đại Tây Dương khó mà tìm thấy gia đình nào không sử dụng các mặt hàng điện tử gia dụng có xuất xứ một phần hoặc toàn bộ từ Trung Quốc.
Tác động của những thay đổi tương tự được phản ánh rõ nét trong thị trường máy tính cá nhân thế giới. Đầuthập niên 90, ngành máy tính cá nhân bị độc chiếm bởi ba “người khổng lồ” là IBM, Compaq và Apple.
Trong vòng 15 năm trở lại đây, nhu
cầu máy tính cá nhân tăng mạnh đến mức gần như mỗi người đều sở hữu hoặc sử dụng
một máy tính. Bên cạnh đó, xu thế mua sắm các thiết bị kỹ thuật số tiên tiến như
PDA, iPod, máy nghe nhạc MP3, DVD và ti-vi kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến.
Kiến trúc thiết bị kỹ thuật số tương đối mở đã khiến ngành sản xuất này trở thành
một trong những ngành cạnh tranh gay gắt nhất trên thế giới. Vậy thì hậu quả của
nó là gì? Apple Computer đã ngấp nghé bên bờ vực phá sản trước khi buộc phải tiến
hành cải tổ để phục vụ thị trường cao cấp. Hewlett Packard mua lại Compaq nhưng
cũng chới với sau thương vụ đó. IBM quyết định bỏ cuộc và bán mảng máy tính cá
nhân Lenovo cho một nhà sản xuất Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc chiếm lĩnh chưa
đến giá trị 5% tổng sản phẩm trên toàn thế giới. Con số này thoạt nghe qua có vẻ
không lớn, nhưng nếu bạn biết rằng năm 2000, Trung Quốc mới chỉ giành được hơn
một nửa thị phần này thì bạn sẽ hiểu ngay mối đe dọa tiềm ẩn sau con số đó!
McKinsey đã tổng kết bốn khu vực cạnh tranh khốc liệt nhất là:
1. Cạnh tranh từ chiến hào (Trench warfare) - thường thấy ở những ngành hàng đã hoàn thiện và không có sự khác biệt lớn như giấy, nơi nhu cầu đang thu hẹp lại hoặc nguồn cung tăng quá nhanh.
2. Cạnh tranh kiểu Nhu đạo (Judo competition) – lĩnh vực này thì ngược lại. Về tổng thể, quy mô toàn ngành vẫn đang phát triển, nhưng nguy cơ bị lật đổ và bị thay thế bởi một đối thủ cạnh tranh là có thật. Ngành công nghiệp phần mềm là ví dụ điển hình.
3. Cạnh tranh kinh hoàng (White-knuckle competition) – tên gọi này do Jack Welch - cựu giám đốc điều hành hãng GE đặt. Đây là từ dùng để chỉ những ngành hàng đang thu hẹp lại và các công ty dẫn đầu có tỷ lệ khách hàng thay đổi nhà cung cấp cao như viễn thông, trong đó phương thức gọi điện thoại qua Internet, sự phát triển của điện thoại di động và sự lên ngôi của băng thông rộng đã biến đổi tận gốc nền tảng toàn ngành.
4. Sự ổn định tương đối – có thể thấy ở những ngành hàng mà những thay đổi quan trọng trong nhu cầu và nguồn cung ứng ít có nguy cơ đe dọa hơn, ví dụ như ngành dược phẩm
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0933 992 090 - Tel: 025 1629 3977 - Fax: 025 1629 3976
Web: www.namphatco.vn - E: namphatcompany79@gmail.com