Dán nhãn quốc gia xuất xứ
Theo Điều Lệ Tiêu Chuẩn Thực Phẩm (Food Standards Code), bất
cứ thực phẩm tươi sống hoặc nấu chín nào được bày bán lẻ đều phải dán nhãn cho
biết quốc gia xuất xứ nơi đánh bắt, chế biến hoặc sản xuất hải sản.
Điều lệ này áp dụng với:
-
Hải sản tươi sống, để riêng hoặc trộn lẫn với
các nguyên liệu khác, và
-
Cá đã qua chế biến như nấu, phơi khô, ướp muối, hun
khói - dù để riêng hoặc trộn lẫn với các thành phần nguyên liệu khác.
Miễn trừ
Nhà hàng, căng-tin, trường học, nhà phục vụ ăn uống, nhà tù,
bệnh viện hoặc các cơ sở tương tự khác khi thực phẩm được cung cấp trực tiếp để
ăn tại chỗ khỏi phải tuân theo yêu cầu dán nhãn quốc gia xuất xứ.
Những quy định này như thế nào?
Phải nhãn dán lên hoặc đặt cạnh hải sản bày bán:
-
ghi tên quốc gia hoặc những quốc gia xuất xứ của
thực phẩm (kể cả nước Úc), hoặc
-
ghi hải sản là sản phẩm kết hợp những nguyên liệu
địa phương và/hoặc nhập khẩu, nếu là trường hợp này.
-
Chữ viết trên nhãn phải là tiếng Anh, dễ đọc và
cỡ chữ phải có chiều cao tối thiểu 9 mm.
-
Những ví dụ được Cơ Quan chấp nhận
-
Cá kiếm
đánh bắt ngoài khơi NSW phải dán nhãn
“Product of Australia” (Sản phẩm của Úc)
-
Cá basa Việt Nam phải dán nhãn “Product of Vietnam”
(Sản phẩm của Việt Nam)
-
Tôm Malaysia ướp dầu olive nhập khẩu và tỏi địa phương
phải dán nhãn “Made from imported and local ingredients” (Làm từ nguyên liệu nhập
khẩu và địa phương)
-
Cá ngừ Indonesia chế biến toàn bộ tại New Zealand
khi chi phí chế biến chiếm hơn 50% tổng chi phí - “Made in New Zealand from
imported tuna” (Làm tại New Zealand từ cá ngừ nhập khẩu) hoặc “Made in New
Zealand from Indonesian tuna” (Làm tại New Zealand từ cá ngừ Indonesia)
-
Cá lát
lóc xương nhập khẩu, cá vụn, cá nấu sơ, đông lạnh và đóng gói tại Úc - “Made in
Australia”(Làm tại Úc) hoặc “Made in Australia from imported and local
ingredients” (Làm tại Úc từ nguyên liệu nhập khẩu và địa phương).
Đặt tên hải sản
Theo Đạo Luật Thực Phẩm Năm 2003 (Food Act 2003), mô tả thực
phẩm không chính xác là phạm luật.
Quy định này bao gồm cả việc dùng tên hải sản này để gọi cho
một hải sản khác (đánh tráo hải sản). Những tên nào được dùng cho hải sản Sử dụng
tên trong Danh Sách Tên Cá Úc (Australian Fish Names List). Trong danh sách này
có tên các loại cá, cua và sò ốc được biên soạn qua thảo luận với ngành và
chính phủ, và do Dịch Vụ Hải Sản Úc (Seafood Services Australia) phụ trách cập
nhật.
Quý vị có thế lấy danh sách tên hải sản này bằng cách:
-
tải xuống từ trang mạng của Dịch Vụ Hải Sản Úc
(Seafood Services Australia) hoặc Hình phạt khi không tuân thủ
Không mô tả chính xác hải sản hoặc quốc gia xuất xứ có thể bị
gửi giấy thông báo phạt lên tới 1.540 đô-la.
Trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng có thể bị kiện
ra tòa và bị phạt vạ tới 55.000 đô-la diện cá
nhân và 275.000 đô-la diện công ty.
Cơ Quan Thực Phẩm công bố danh sách những doanh nghiệp đã vi
phạm hoặc bị cáo buộc đã vi phạm
điều luật về an toàn thực phẩm của NSW trên trang mạng của
cơ quan. Xin xem trang mạng
Vài nét về Cơ Quan Thực Phẩm NSW
Cơ Quan Thực Phẩm NSW là cơ quan chính phủ
có chức năng đảm bảo thực phẩm NSW an toàn và dán nhãn chính
xác.
Thông tin thêm
Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Úc New Zealand đã biên soạn tài liệu hướng
dẫn dành cho người sử dụng về việc
dán nhãn quốc gia xuất xứ đối với tất cả các loại thực
phẩm. Tài liệu này được phổ biến tại trang mạng
www.foodstandards.gov.au.
Muốn có những tờ thông tin khác về yêu cầu dán
nhãn:
Trâu,mèo, rồng,ngựa, mùi, heo
Xem thêm bài viết về bài viết về thực trạng sử dụng bao bì nhựa tại việt nam
Xem thêm bài viết về bài viết về thực trạng sử dụng bao bì nhựa tại việt nam
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0933 992 090 - Tel: 025 1629 3977 - Fax: 025 1629 3976
Web: www.namphatco.vn - E: namphatcompany79@gmail.com