Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

Lý thuyết về tiêu dùng thân thiện với môi trường

 

Tiêu dùng TTVMT hay cũng còn được biết tới với tên gọi là tiêu dùng xanh lần đầu tiên được nhắc tới vào những năm 1970 (Peattie,1992) và cho đến nay vẫn có nhiều cách định nghĩa về tiêu dùng TTVMT. Trong nghiên cứu về chủ nghĩa tiêu dùng TTVMT năm 2011, Mansvelt và Robbins đưa ra định nghĩa khá đầy đủ về thái độ mua TTVMT là việc ưu tiên các hành vi mua chế phẩm sinh học, tái chế và tái sử dụng sản phẩm, hạn chế dùng thừa và sử dụng các phương tiện giao thông TTVMT.

Ngoài ra, các chỉ số khoa học về sử dụng năng lượng hay mức độ thải khi CO2 để tạo ra sản phẩm cũng liên quan đến tiêu dùng TTVMT (Alfredsson, 2004). Đơn giản hơn, mua sản phẩm TTVMT cũng được gọi là tiêu dùng TTVMT. Để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm có bao bì TTVMT, tác giả sẽ làm rõ các khái niệm sau: Thái độ TTVMT, sản phẩm TTVMT, bao bì TTVMT, sản phẩm có bao bì TTVMT và khách hàng cá nhân TTVMT

1. Thái độ thân thiện với môi trường 

Có nhiều cách để định nghĩa về thái độ của con người với các sự vật, sự việc. Một trong những định nghĩa về thái độ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu về tiêu dùng là của Campbell. Trong nghiên cứu của mình năm 1963, ông đã định nghĩa thái độ là những kinh nghiệm, kiến thức trong quá khứ làm cơ sở để thực hiện các hành vi trong tương lai. Các đánh giá chủ quan của cá nhân với một vật thể, ý tưởng, hành vi dựa trên những tiêu chí: ủng hộ hay không ủng hộ, tốt hay xấu, thích hay không thích … cũng được hiểu là thái độ (Ajzen và Fishbein, 1975). Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng định nghĩa về thái độ của Ajzen và Fishbein để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng. Chủ nghĩa môi trường ở phương Tây xuất hiện vào cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1970, đã dấy lên những nghi ngờ giữa tác động của tiêu dùng và sản xuất đến với môi trường Cohen, M.J., and J. Murphy, (2001). Hiện nay, thái độ mua TTVMT mà cụ thể là việc mua và sử dụng các sản phẩm có bao bì TTVMT được coi là yếu tố cải cách môi trường hiệu quả ở nhiều xã hội phương Tây như EU, Mỹ. Harrison Newhol & Shaw trong nghiên cứu của mình năm 2005 thì cho rằng thái độ mua TTVMT không những là việc ưu tiên tiêu dùng ít đi mà còn là tiêu dùng hiệu quả hơn, thể hiện trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường thông qua việc lựa chọn các sản phẩm thân thiện môi trường, có cách tiêu dùng và xử lý rác thải hợp lý. Andrew Gilg, Stewart Barr, Nicholas Ford (2005) chỉ ra hành vi TTVMT là sự thể hiện trách nhiệm đối với môi trường và xã hội


2. Sản phẩm thân thiện với môi trường

Sản phẩm xanh (sản phẩm sinh thái hay sản phẩm TTVMT) được nhiều nhà nghiên cứu xây dựng định nghĩa, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Sản phẩm xanh là sản phẩm cung cấp lợi ích môi trường, Shamdasani và cộng 16 sự (1993) định nghĩa sản phẩm TTVMT là sản phẩm không gây ô nhiễm cho trái đất hoặc tổn hại tài nguyên thiên nhiên và có thể tái chế, bảo tồn. Elkington và Makower (1988) và Wasik (1996) cho rằng một sản phẩm có chất liệu hoặc bao bì ít tác động tới môi trường cũng có thể được xem là một sản phẩm xanh.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0933 992 090  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: www.namphatco.vn  -  E: namphatcompany79@gmail.com