Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

Thực trạng của ngành sản xuất bao bì nhựa

 Cùng chúng tôi phân tích ảnh hưởng môi trường của sản xuất bao bì  nhựa qua bài viết sau 

1. Thực trạng ngành bao bì nhựa 

Ngành công nghiệp nhựa có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Ngành nhựa có sự đóng góp cho hầu hết các ngành kinh tế. Việc gia tăng tính bền vững của ngành công nghiệp này được đánh giá là có thể mang lại nhiều cơ hội phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất và tạo nhiều cơ hội việc làm Năm 2017, ngành nhựa đạt 15 tỷ USD chiếm 6,7% GDP Việt nam, có tốc độ tăng trưởng sản lượng mạnh đạt 11,62% trong giai đoạn 2012- 2017 [1]. Nhu cầu tiêu dùng nhựa của Việt Nam cũng gia tăng từ 33kg/người năm 2010 lên 41 kg/người năm 2015 [2]. Cơ cấu giá trị sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam được chia thành 4 phân khúc chính, bao gồm: nhựa bao bì (41%); nhựa xây dựng (24%); nhựa dân dụng (20%); nhựa kĩ thuật (15%). Riêng mảng nhựa bao bì đạt 5,2 tỷ USD vào năm 2017 và tăng trưởng khoảng 11% so với 2016 [1]. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra hoạt động sản xuất và tiêu dùng nhựa đã và đang tạo ra nhiều vấn đề về môi trường [3]. Hoạt động tái chế nhựa ở Việt Nam chủ yếu diễn ra ở các làng nghề với quy mô nhỏ và ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường [4]. Hoạt động sản xuất nhựa ở Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhựa nhập về từ nước ngoài (nguyên sinh và tái chế).

Những năm gần đây việc ứng dụng bảng cân đối liên ngành (còn gọi là bảng IO - input output table) [5] để liên kết mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường được nhiều nhà nghiên cứu đề cập như một công cụ quan trọng trong việc nghiên cứu về phát triển bền vững của một quốc gia [6,7]. Đồng thời các nghiên cứu cũng đã sử dụng mô hình IO để phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc tiêu thụ năng lượng [8,9] hoặc phân tích các mối quan hệ về phát thải giữa các ngành kinh tế 



Tuy nhiên, việc lượng hóa gánh nặng môi trường trong vòng đời của sản phẩm (LCI – life cycle inventory) thông qua công cụ IO còn nhiều tiềm năng để khai thác. Tích hợp hai công cụ này cho phép ta xác định không chỉ phát thải trực tiếp và mà cả phát thải gián tiếp (thông qua mối quan hệ tương tác liên ngành). LCI là phương pháp kiểm kê phát thải của hoạt động sản xuất một sản phẩm cụ thể ra môi trường, đã và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới [12] và đặc biệt có hiệu quả đối với khí nhà kính (KNK) [13]. Một số nghiên cứu sử dụng LCI kết hợp với phân tích dòng vật liệu trong định lượng KNK phát thải sau tiêu dùng nhựa

Nghiên cứu này khai thác công cụ IO để xác định số liệu sản xuất và tiêu dùng nhựa của các ngành kinh tế Việt Nam, sau đó tích hợp với kỹ thuật LCI để xác định gánh nặng môi trường của ngành nhựa thông qua nhu cầu sử dụng từ các ngành kinh tế khác.

2. Sự phát triển của bao bì nhựa và các ngành khác 

Các ngành công nghiệp (nhựa, giấy, hóa chất và cao su) đều có hệ số liên kết xuôi tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ có sự chuyển dịch rõ ràng từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, và các ngành công nghiệp có sự phát triển và đóng góp cho nhiều ngành kinh tế trong giai đoạn 2007-2018.

Trong giai đoạn này, ngành nhựa là một trong những ngành có chỉ số liên kết xuôi và ngược đều cao (>1), điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng của ngành nhựa tới các ngành kinh tế khác là tương đối lớn. Cụ thể, ngành nhựa có chỉ số liên kết xuôi cao, tăng mạnh và có xu hướng ổn định trong những năm gần đây (2,107-2,646) cho thấy ngành này cung cấp sản phẩm quan trọng cho các ngành kinh tế khác. Đồng thời, liên kết ngược của ngành lớn hơn 1 và tăng (1,007- 1,211) chứng tỏ sự phát triển của ngành nhựa kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vẫn tạo động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, giai đoạn gần đây (2012-2018) liên kết ngược của ngành nhựa có xu hướng giảm nhẹ (1,295-1,211), điều này là do có sự thay đổi trong chính sách tiêu dùng và sản xuất các mặt hàng nhựa, đặc biệt năm 2018 với chính sách hạn chế nhập khẩu nhựa phế liệu làm cho ngành nhựa gặp phải khó khăn về nguyên liệu nhựa phế để sản xuất. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, sản lượng nhựa phế liệu nhập khẩu về Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 274,7 nghìn tấn, nhưng trong 6 tháng cuối năm chỉ đạt khoảng 107 nghìn tấn [1].



3. Nhu cầu tiêu dùng nhựa  

Nhu cầu tiêu dùng nhựa trong giai đoạn 2007-2018 có xu hướng tăng lên, điều này là động lực thúc đẩy ngành nhựa phát triển mạnh. Kết quả nghiên cứu cầu tiêu dùng nhựa tính trên đầu người giai đoạn 2007-2018 (Hình 3) cho thấy nhu cầu tiêu dùng nhựa tính bình quân trên đầu người tăng từ 34.93 kg/người/năm ở năm 2007 và 108 kg/người/năm vào năm 2018. So với nhu cầu bình quân trên đầu người ở một số quốc gia thì nhu cầu tiêu dùng nhựa tại Việt Nam vẫn còn thấp hơn (Nhật Bản: 128 kg/người/năm, Mỹ: 155 kg/người/ngày, Châu Âu: 146 kg/người/năm [1]), do đó xu hướng ngành nhựa tại Việt nam vẫn có triển vọng phát triển trong thời gian tới.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0933 992 090  -  Tel: 025 1629 3977  -  Fax: 025 1629 3976
Web: www.namphatco.vn  -  E: namphatcompany79@gmail.com