Rác thải bao bì nhựa ngày càng là một vấn đề quan tâm của xã hội. Cùng chúng tôi tìm hiểu về Thực trạng sử dụng bao bì nhựa, quản lý chất thải bao bì gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
1. Thực trạng sử dụng bao bì nhựa ở việt nam
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – đô thị hóa (CNH – ĐTH) và cùng với nó là sự gia tăng chất thải sinh hoạt, trong đó có chất thải túi bao bì từ nhựa. Các bao bì sản xuất từ polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ (PE, PP…) hiện đang sử dụng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới thuộc loại khó và lâu phân hủy. Những đặc điểm ưu việt trong sản xuất và tiêu dùng bao bì nhựa đã làm lu mờ các tác hại đối với môi trường khi thải bỏ. Đó cũng là lý do chính yếu giải thích tại sao bao bì nhựa lại được dùng rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới bất chấp những cảnh báo về tác hại to lớn và nhiều mặt tới môi trường, sức khỏe và trở thành vấn nạn trong quản lý môi trường ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Theo các nhà khoa học, bao bì nhựa được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi các sản phẩm này lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi sản phẩm bao bì này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người
Trong thực tế, nhiều loại túi được làm từ polyme nguồn gốc dầu mỏ khi ngấm vào nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể người gây rối loạn chức năng và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Các bao bì này làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, nó còn gây mất mỹ quan và cảnh quan. Ô nhiễm môi trường do chất thải bao bì từ nhựa hiện được các nhà môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.
2. Việc sử dụng bao bì nhựa ở nước ta
Ở nước ta, việc sử dụng tràn lan các loại bao bì này trong các hoạt động sinh hoạt xã hội, chủ yếu và đặc biệt là loại túi siêu mỏng, thể hiện sự dễ dãi của cả người cung cấp cũng như người sử dụng; người bán sẵn sàng đưa thêm một 5 hoặc vài chiếc túi cho người mua khi được yêu cầu; người mua ít khi mang theo vật đựng (túi xách, làn…) vì biết chắc chắn rằng khi mua hàng hóa sẽ có bao bì kèm theo để xách về.
Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng sản phẩm bao bì từ nhựa được sử dụng ở Việt Nam nhưng đã có một số khảo sát, ước tính về số lượng này. Tuy có sự khác nhau về con số nhưng ấn tượng chung là rất lớn và chưa được quản lý ở hầu hết tất cả các khâu của vòng đời của sản phẩm: từ sản xuất, lưu thông phân phối, sử dụng cho đến thải bỏ, thu gom, xử lý
Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, trung bình một người Việt Nam trong 1 năm sử dụng ít nhất 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ 2005 đến nay, con số này là 35 kg/người/năm. Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn /ngày và có thể còn hơn
3. Quản lý việc sủ dụng bao bì nhựa ở nước ta
Với số lượng và khối lượng sản phẩm được sử dụng và thải bỏ hàng ngày lớn như vậy nhưng việc quản lý chúng trong nhiều năm qua và cho đến nay ở nước ta vẫn đang là vấn đề còn chưa tìm được lời giải hợp lý. Đã có những đề xuất: cấm sử dụng; áp dụng các công cụ kinh tế (thuế, phí…); công cụ giáo dục, nâng cao nhận thức nhưng cũng từ bài học kinh nghiệm sử dụng các biện pháp đó ở các nước cho thấy, hiệu quả của các biện pháp này không cao mà nguyên nhân chính yếu là sự tiện dụng cao và giá cả thấp của túi nilon. Chính điều này đã làm cho sản phẩm xuất phát tử polymer khó phân hủy hiện diện ở khắp nơi trong đời sống xã hội. Sự tiện dụng cao làm cho bao bì trở thành vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân. Giá thành, giá cả thấp không chỉ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng mà còn làm cho việc hạn chế, giảm thiểu, thu gom, sử dụng lại và tái chế sản phẩm này ít mang ý nghĩa về kinh tế, không có động cơ thúc đẩy
Các giải pháp công nghệ được đề xuất, kể cả các sản phẩm thay thế sử dụng sản phẩm bao bì khó phân hủy bằng loại túi thân thiện với môi trường cùng các cuộc vận động “nói không với sản phẩm nhựa không phân hủy” do các cơ quan quản lý môi trường, các tổ chức xã hội, thậm chí cả các doanh nghiệp nhưng vẫn không làm cho sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm bao bì không phân hủy giảm đi mà trái lại, chúng vẫn gia tăng, môi trường hàng ngày vẫn phải nhận thêm chất thải. Một thực trạng rất đáng lưu ý là phần lớn người dân, kể cả nhiều nhà sản xuất và phân phối đều đồng tình, ủng hộ việc hạn chế sử dụng bao bì khó phân hủy trong đời sống xã hội.
Như vậy, vấn đề chất thải bao bì không phân hủy ở nước ta hiện đang được quan tâm của các bên liên quan với nhận thức khá tốt và khá rõ trong xã hội về tác hại và tính cấp thiết phải quản lý và xử lý chúng.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU NAM PHÁT
Factory: Số 8, Đường 31,Xã Bình Minh, H. Trảng Bom, Đồng Nai
Office: A75/6b/14 Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Hotline: 0933 992 090 - Tel: 025 1629 3977 - Fax: 025 1629 3976
Web: www.namphatco.vn - E: namphatcompany79@gmail.com